Bài mới

BÍ MẬT THÀNH TỰU PHÁP - VIÊN MÃN MỌI MONG NGUYỆN THẾ GIAN

   BÍ MẬT THÀNH TỰU PHÁP - VIÊN MÃN MỌI MONG NGUYỆN THẾ GIAN:  Theo Đại sư. Hỏa Phượng Hoàng Chúng ta vẫn thường hay nghe nói trì chú có vô ...

TƯ VẤN VÀ ĐÀO TẠO PHONG THỦY, DƯỠNG SINH THEO TIÊN THUẬT

Bài mới đăng

Translate

Friday, March 21, 2025

BÍ MẬT THÀNH TỰU PHÁP - VIÊN MÃN MỌI MONG NGUYỆN THẾ GIAN

  BÍ MẬT THÀNH TỰU PHÁP - VIÊN MÃN MỌI MONG NGUYỆN THẾ GIAN: 

Theo Đại sư. Hỏa Phượng Hoàng

Chúng ta vẫn thường hay nghe nói trì chú có vô lượng vô biên công đức, vô số lợi ích hữu dụng để cứu độ chúng ta trong cõi ta bà này như: trị bệnh, tiêu tai giải ách, bảo mệnh hộ thân cho đến cầu tài tăng ích, trường thọ phát triển lòng từ bi trí tuệ, giác ngộ,... âu đa số những người hành trì mật tông trong đời sống hiện tại cũng vẫn thường cầu nguyện thành tựu cho các mong nguyện thế gian. Những ước nguyện thế gian tuy chỉ là giả tạm, là phóng chiếu, song với chúng sinh thì đây vẫn là những điều rất cần thiết. Cũng như khi bạn đang mơ thì giấc mơ đó rất thật, chỉ khi tỉnh dậy nó mới biến mất và bạn mới biết là mình đang mơ. Những trải nghiệm sợ hãi, nguy hiểm, hạnh phúc, buồn đau đều rất thật, vậy nên đôi khi bạn tỉnh giấc trong tâm trạng rất vui hoặc ngược lại là trong nước mắt. 


Chừng nào bạn còn trôi lăn trong luân hồi, lẽ tất nhiên chư Phật sẽ trợ duyên để những tâm nguyện của bạn được viên mãn. Vì vậy, hôm nay Hỏa Phượng Hoàng sẽ chỉ dẫn 1 vài công thức hành trì thần chú để biến ước nguyện của bạn trở thành hiện thực. Việc của bạn là phải siêng năng hành trì mỗi ngày để có chánh tinh tấn, việc tinh tấn sẽ giúp bạn có định lực vững vàng để hiện thực hóa ước mơ. 


Con người ta khi hành trì thần chú nếu liên tục mỗi ngày không gián đoạn thì sau 21 ngày đã có thể hình thành trong ý thức như 1 thói quen, thường thì sau 100 ngày bạn hành trì liên tục và cầu nguyện 1 ước nguyện nào đó gửi thông điệp vào vũ trụ như vậy thì sẽ đủ năng lượng để biến điều ước đó thành hiện thực. Bài viết hôm nay tôi sẽ chỉ dẫn về việc đưa ước nguyện của bạn trực tiếp vào việc hành trì thần chú của 1 vài bổn tôn phổ truyền. Vị đầu tiên tôi muốn nhắc đến là về độ mẫu Tara. Chúng ta nên tìm hiểu trước về thệ nguyện của ngài. 


Đức Lục Độ Phật Mẫu đã phát thệ nguyện rằng: “Bất cứ ai, chỉ cần nghe được hồng danh của ta, nhớ tới hồng danh ta trong khi cầu nguyện, thực hành, thì sẽ được giải thoát khỏi mọi hiểm nguy, nguyện cho mọi mong nguyện thế gian và xuất thế gian đều được viên mãn”. Ngài đã cầu nguyện để viên mãn bản thệ đó, Ngài đã dành trọn sự thực hành để hồi hướng cho tâm nguyện đó. Ở đây tôi muốn nói đến thệ nguyện của ngài, đức Tara là bổn tôn của Kim Cang Thừa, không phải bổn tôn của Tịnh Độ, tuy nhiên khi tìm hiểu về các điển tích của ngài đều nói về việc nghe, nhớ đến hồng danh ngài và cầu nguyện giải thoát lên ngài thì sẽ được viên mãn mọi mong nguyện. Vậy ở đây, việc trì niệm hồng danh của Tara tuy không có trong truyền thống Kim Cang Thừa nhưng dựa vào thệ nguyện của ngài, ta có thể hành trì niệm danh hiệu ngài kết hợp với việc tán thán 21 độ mẫu và trì tụng thần chú để cầu nguyện sẽ dễ dàng được viên mãn y như bản thệ ngài đã phát nguyện. 


Về bài tán thán Tara, đạo sư của tôi từng dạy rằng: vì thệ nguyện của độ mẫu Tara chủ về hành động và viên mãn mọi mong cầu chúng sinh cho nên nếu bất kỳ ai trong 2 thời sáng từ khoảng 4h có thể đọc bài tán thán 21 độ mẫu 12 lần và trì chú của ngài, chiều từ 17h có thể hành trì 1 lượt 12 lần tán thán và trì chú của ngài rồi cầu nguyện 1 tâm nguyện nào đó thì sau 100 ngày liên tục cái năng lượng đó đủ mạnh để biến ước nguyện thành hiện thực, đạo sư còn đùa rằng thậm chí cái năng lượng đó đủ mạnh để các con cầu nguyện để giết chết 1 ai đó có lẽ ngài cũng sẽ làm. Nhưng tất nhiên, chúng ta có lòng từ bi sẽ không làm như thế. 


Về thần chú của ngài, chúng ta vẫn hay hành trì câu chú 10 chữ căn bản: 

Om ta rê tut ta rê tu rê sô ha 


Tôi sẽ chỉ dẫn cho các bạn 1 phương pháp đưa trực tiếp mong muốn của bạn vào thần chú để dẫn truyền viên mãn mọi mong cầu. 


Công thức như sau: 

Om ta rê tut ta rê tu rê ........ soa ha 


Ví dụ: 

1. om tare tut ta rê tu rê "diệt trừ oan gia và kẻ thù" soa ha

2. Om ta rê tut ta rê tu rê "tăng trưởng trí tuệ" soa ha

3. Om ta rê tut ta rê tu rê "giác ngộ tính không" soa ha

4. Om ta rê tut ta rê tu rê "diệt trừ phiền não" soa ha

5. Om ta rê tut ta rê tu rê "hãy ban cho con sự giàu có" soa ha 


Trên đây là 1 vài ví dụ cho công thức trên, bạn có thể thay chỗ "...." bằng tâm nguyện bạn mong muốn có được. Với công thức này, bạn có thể thành tựu các mong nguyện thế gian cho đến xuất thế gian.

Tất nhiên bạn sẽ phải hành trì ít nhất 10 chuỗi (tương đương 1080 lần) liên tục mỗi ngày. 100 ngày chỉ là với những mong nguyện thế gian khả năng có thể thực hiện được. Còn với những ước nguyện lớn hơn sẽ cần nhiều thời gian nhiều hơn để hoàn thành, phụ thuộc vào công đức của bạn có được bao nhiêu nữa, nên hành trì kết hợp chú "om mani padme hum" để tích tập công đức nhanh chóng, chú trăm âm để diệt trừ bớt đi nghiệp chướng đang cản trở làm chướng ngại cho bạn và kết hợp cùng công thức này để công đức bạn gieo trồng luôn tăng trưởng để biến ước nguyện bạn đang gieo trồng bằng thần chú tara sớm viên mãn thành hiện thực. Đây là cách để bạn gửi thông điệp cầu nguyện trực tiếp lên độ mẫu Tara vào mỗi câu thần chú thay vì phải hành trì xong nghi quỹ, trì tụng thần chú xong bạn mới cầu nguyện được 1 lần cho cả 1 lần hành trì. 


Về thời điểm thực hành pháp tùy vào mỗi mục đích mong nguyện khác nhau mà sẽ hành trì vào các giai đoạn của chu kỳ mặt trăng khác nhau trong tháng:

- Nếu sử dụng vào mục đích tức tai, bạn nên bắt đầu hành trì từ ngày m1 

- Nếu sử dụng vào mục đích tăng ích, bạn nên bắt đầu từ ngày m8, 

- Nếu sử dụng vào mục đích kính ái, bạn nên bắt đầu từ ngày 16, 

- Nếu sử dụng vào mục đích hàng phục, bạn nên bắt đầu từ ngày 23.

Bạn nên lập 1 bảng tính túc số mỗi ngày và sau mỗi lần hành trì sẽ ghi vào đó. Đủ 100 ngày từ ngày hành pháp trở đi, các tháng trở về sau bạn có thể hành trì theo các khoảng thời gian nhất định trong tháng để hành pháp duy trì năng lượng gia trì. Vd sau 100 ngày các pháp tức tai sẽ hành trì từ ngày m1- m8, các pháp tăng ích sẽ chỉ hành trì từ ngày m8- ngày 15 âm, các pháp kính ái sẽ hành trì từ ngày 16 - ngày 23 âm, các pháp hàng phục sẽ hành trì từ ngày 23 đến hết tháng (tùy mỗi tháng 29/30 ngày) 


Trong hình tướng của Tara, trên tay ngài luôn trì giữ nhánh hoa sen xanh - hoa utpala, loài hoa này chỉ nở vào ban đêm với ý nghĩa xua tan đi mọi sợ hãi trong màn đêm tăm tối. Tuy nhiên, loài hoa này nơi chúng ta không có. Vì vậy 1 cách cúng dường lên ngài với ý nghĩa về loài hoa này là bạn có thể mua nến hoa sen màu xanh tượng trưng và thắp sáng lên khi hành trì pháp của ngài, ánh sáng này có ý nghĩa giúp bạn xua tan đi sợ hãi chướng ngại vượt qua bóng tối như ý nghĩa của hoa utpala vậy.

Ngoài công thức trên, tôi có thể nêu ra 1 vài công thức do các đạo sư tây tạng truyền dạy lại. Các công thức này đều xuất khởi bắt nguồn từ câu thần chú gốc, chỉ khác về tiếng địa phương: của ng Tạng dùng tiếng Tạng, của ng Việt thì dùng tiếng Việt cho tâm thức dễ dàng thu nhận. 


1. Định thức thứ nhất: 


Om - Täre Tuttare Ture - Sarva...... śāntim Kuru - Svāhā

(Sarva có nghĩa là khiến cho...., santim kuru có ý nghĩa trừ tai nạn/chướng ngại - bảo mệnh hộ thân, chủ về phòng trừ)

Trừ Quỷ Thần: Om - Tare Tuttare Ture - Sarva grahān śāntim Kuru - Svāhā. 


Trừ chướng nạn: Om - Täre Tuttare Ture - Sarva vighnän śāntim Kuru - Svāhā. 


Trừ bệnh tật truyền nhiễm : Om – Täre Tuttāre Ture - Sarva vyādhīn śāntim Kuru - Svāhā. 


Trừ nhiệt bệnh: Om - Täre Tuttare Ture - Sarva jvarān śāntim Kuru Svāhā. 


Trừ bệnh hoạn: Om - Täre Tuttare Ture - Sarva rogān śāntim Kuru 


- Trừ phiền não: Om - Täre Tuttare Ture - Sarva upadravān śāntim Kuru - Svāhā. 


Svāhā. Trừ sự chết yểu phi thời: Om – Tăre Tuttare Ture - Sarva akāla-mrtyün śāntim Kuru - Svāhā. 


Trừ giấc mơ xấu: Om – Täre Tuttare Ture - Sarva duşvapanān śāntim Kuru - Svāhā. 


Trừ sự Bất Tường: Om – Tăre Tuttare Ture - Sarva durni mittāni śāntim Kuru - Svāhā. 


Trừ sự lầm lẫn: Om - Täre Tuttare Ture - Sarva cittā kulāni śāntim Kuru - Svāhā. 


2 Định thức thứ hai: 


Om - Tare Tuttare Ture - Sarva...........Rakşam Kuru - Svāhā

(Raksam kuru cũng có ý nghĩa là trừ tai nạn, tuy nhiên khác với santim kuru, raksam mang nghĩa về diệt trừ, hàng phục, ví dụ ai đang gặp nạn quan tư thị phi dùng cái này diệt trừ họa ách đập tan thị phi cũng được) 


Trừ oan gia và kẻ thù: Om – Täre Tuttare Ture - Sarva śatrübhyo Rakşam Kuru - Svāhā 


Trừ chất độc, các loại độc: Om Rakşam Kuru - Svāhā Täre Tuttare Ture - Sarva vişebhyo 


Trừ Chú Trớ Yểm Đảo: Om Täre Tuttare Ture Sarva krtyā-kākhordebhyo Rakşam Kuru - Svāhā 


Trừ binh trận: Om - Tare Tuttare Ture - Sarva yudhebhyo Rakşam Kuru - Svāhā 


Trừ sự phiền não tai nạn: Om Täre Tuttare Ture Sarva bhaya upadrvaebhyo Rakşam Kuru - Svāhā 


Trừ hành động xấu ác: Om Tare Tuttare Ture Sarva duşkrtebhyo Rakşam Kuru - Svāhā 


3 Định thức thứ ba: 


Om - Tare Tuttare Ture .......Svāhā.

(Định thức này có thể được sử dụng cho tất cả mục đích như tức tai, tăng ích, kính ái, hàng phục) 


Om - Täre Tuttare Ture - Sarva bhaya vimocana - Rāja, caura, Agni, Vişa, Udaka bhayāni praśamaya - Svāhā. 


(Om Tare Tuttāre Ture – Vượt thoát mọi sự sợ hãi, chận đứng, tiêu diệt sự sợ hãi 


về: vua chúa, trộm cướp, lửa, thuốc độc, nước - Svāhā) 


Om - Tare Tuttare Ture - Sarva bandhana - Tadana - Rāja, Taskara, Agni, Udaka, Vişa śastrāni parimocaka - Svāhā.

(Om Tāre Tuttāre Ture – Vượt thoát mọi sự trói buộc, sự đánh đập, vua chúa, trộm cướp, lửa, nước, thuốc độc, dao gậy - Svāhā) 


Om - Täre Tuttare Ture - Sarva pāpam Avaraņa viśuddhe - Svāhā. 

(Om Tāre Tuttāre Ture – Tinh lọc hoàn toàn mọi tội lỗi và chướng ngại – Svāhā) 


Om - Täre Tuttare Ture mama dhana sarva cora bandha Svāhā 

(Om Tare Tuttāre Ture _Cột trói tất cả giặc cướp của cải của tôi _ Svāhā) 


Om - Täre Tuttāre Ture Asmān apakāra sarva cora bandha Svāhā 

(Om Tāre Tuttāre Ture Cột trói tất cả trộm cướp, kẻ gây ra thiệt hại cho chúng tôi _ Svāhā) 


Om - Tare Tuttare Ture_Dhanam me Dehi - Svāhā 

(Om Tāre Tuttare Ture - Hãy ban cho tôi sự giàu có - Svāhā) 


4 Đình thức thứ tư: 


Om - Tare Tuttare Ture ...... Puşţim Kuru - Svāhā.

(Pustim kuru có ý nghĩa là sở cầu như ý, dùng vào các mục đích tăng ích, chiêu tài) 


Tăng trưởng Thọ Mệnh, Phước Đức, Trí Tuệ: Om – Tăre Tuttare Ture - Mama Ayuh punye jñāna Puşțim Kuru - Svāhā. (Câu này chính là của bổn tôn Tara trắng) 


Tăng trưởng năng lực Công Đức: Om – Tăre Tuttare Ture -punya Puşțim Kuru - Svāhā. 


Tăng trưởng Trí Tuệ: Om – Täre Tuttare Ture -Prajña Puşțim Kuru Svāhā. 


Tôn chỉ về pháp của Hoàng Thần Tài chính là: muốn được tài thì phải thí tài và xả tài, bỏ đi tâm keo kiệt ích kỷ của bản thân. Một phương pháp đơn giản để thực hành là bạn nên mua 1 hòm công đức nho nhỏ để bàn thờ ngài, mỗi lần hành trì bạn sẽ cúng dường lên ngài ít tiền, vd ban đầu là 2k, 3k, có điều kiện hơn thì bỏ 10k, 20k, 50k,... mỗi ngày như vậy tích tụ lại đến các ngày m1, 15 âm thì bạn lấy số tiền đã tích lũy được trong hòm công đức mua đồ phóng sinh (vd: lươn, ốc, ếch, cá,....) và hồi hướng cầu nguyện. Mỗi tháng thực hành phóng sinh 1-2 lần, có điều kiện thì nhiều hơn. Ngoài ra có thể dùng số tiền đó bố thí cho những người nghèo khổ, hoặc công đức các nơi đền chùa,.... Số tiền này chỉ dành vào việc thí tài, không nên lấy đó để dùng vào mục đích cá nhân. Dần dần bạn sẽ thấy tài lộc của bạn tăng trưởng, công việc thuận lợi. 

Về công thức thần chú của ngài có công thức như sau:

Om zam ba la za len đa yê......(mong nguyện) soa ha

Ví dụ:

1. Om zam ba la za len đa yê "giàu có thịnh vượng" soa ha

2. Om zam ba la za len đa yê "công việc thu nhập cao"soa ha

3. Om zam ba la za len đa yê "trúng số độc đắc" soa ha

4. Om zam ba la za len đa yê "thu nhập 100 triệu mỗi tháng" soa ha

Một công thức khác từng được một đạo hữu chia sẻ là : 

Om yak sa zam ba la za len đa yê mani......(mong nguyện) soa ha

(Yak sa nghĩa là Dạ xoa, ám chỉ ngài là vua của chúng Dạ Xoa, Mani là viên ngọc báu như ý)

Đã từng có 1 vài đạo hữu học theo công thức này để trúng số độc đắc, hành trì liên tục mới chỉ trong 2 tuần thì họ đã trúng số liên tục, tuy không phải số độc đắc nhưng cũng đã giúp họ gặp may mắn rất nhiều, huống chi là 100 ngày trở lên

Mỗi ngày hành trì 1080 thần chú. Sau 100 ngày sẽ thấy tài lộc, thu nhập của bạn được cải thiện rất nhiều. Tùy vào mong nguyện bạn đưa vào thần chú sẽ giúp bạn từng bước được thỏa mãn mong cầu đó. Tuy nhiên, đừng quên bố thí học cách xả tài, có vậy thì tài bảo bạn kiếm được mới bền vững và càng ngày càng sung túc đủ đầy. 


Tương tự như 2 bổn tôn trên, thần chú của Chuẩn Đề Phật Mẫu cũng sẽ giúp viên mãn mọi mong cầu với công thức sau:

Om cha lê chu lê chun đê..... soa ha

Đây là công thức chung cho các pháp về tức tai, tăng ích, kính ái, hàng phục. Ngoài ra các bạn có thể áp dụng như theo pháp của Tara: 


1. Tức Tai: 

OṂ_ CALE CULE CUṄDHE (Khiến cho…) ŚĀNTIṂ KURU _ SVĀHĀ 


2. Tăng ích:

OṂ_ CALE CULE CUṄDHE (Khiến cho….) PUṢṬIṂ KURU _ SVĀHĀ 


3. Kính ái:

OṂ_ CALE CULE CUṄDHE ( Khiến cho…. ) VAŚI KURU _ SVĀHĀ

(Vasi kuru là nhiếp triệu ai đó thành tựu mong cầu của mình, bạn có thể nhiếp triệu vị thần nào đó hoặc nhiếp tâm 1 người nào đó có duyên với bạn mà bạn muốn thu hút, như crush, người bạn thương hoặc có thể muốn thân thiết với 1 người nào đó như bạn bè, đồng nghiệp, cấp trên,....) 


4. Hàng phục:

OṂ_ CALE CULE CUṄDHE HŪṂ PHAṬ 


(Hum phat được dùng trong các câu chú về hàng phục, vd kẻ thù, oan gia,...tuy nhiên không nên sử dụng định thức này nếu chưa được thọ các pháp về phẫn nộ, giáng phục) 


Và tôi vẫn khuyên dùng câu chú căn bản để dễ truyền tải hơn thay vì sử dụng các định thức riêng biệt theo từng mục đích khác nhau. 


Nếu các bạn tìm hiểu về tự kỷ ám thị sẽ hiểu việc lặp đi lặp lại 1 ý muốn bất kỳ bằng lời nói mỗi ngày sẽ hấp thụ nó xuống dưới phần tiềm thức và khiến tiềm thức hoạt động, 1 khi tiềm thức hoạt động thì tần số năng lượng sẽ được nâng cao để đạt được điều tương đồng đúng với ý muốn bạn phát ra, giống như bạn truyền tải thông điệp vào vũ trụ và đón nhận lại sự phản hồi của vũ trụ trở ngược lại bạn. Thì sự vận hành của các thần chú cũng vậy, tuy nhiên ở đây chúng ta không chỉ có sự giúp sức của vũ trụ mà còn có cả tha lực của chư Phật hỗ trợ giúp bạn đạt được điều bạn muốn, thần chú ấy được thuyết ra từ tâm của chư Phật sẽ càng mạnh mẽ hơn vì nó mang theo cả những hạnh nguyện thành tựu của các ngài. Não bộ chúng ta là tổng thể không gian đa chiều, để từng bước mở ra các chiều không gian này thì ý thức của chúng ta phải được học và tiếp thu đầy đủ tri thức để đủ năng lực mở khóa từng chiều không gian trong tiềm thức. Thậm chí tiềm thức nó hiểu được tất cả các loại ngôn ngữ dù ý thức của bạn không hề được học. Đó cũng là 1 bí mật về việc tạo lập và hình thành các hóa thân...nếu bạn nắm giữ được các chìa khóa này, bạn sẽ có khả năng tu luyện để trở thành các hóa thân Phật, tự thân bạn sẽ có gia trì của chư Phật, bạn có thể trở thành hóa thân của Tara, Quan Âm,... hay bất kỳ vị nào bạn tôn thờ.. Tôi đang trong quá trình nghiên cứu thử nghiệm về loại công thức mới để khai mở các chiều không gian này, bạn của tôi đã từng có người áp dụng và tự thân họ có phép thuật, họ không thực hành tu luyện phép thuật ngày nào nhưng nhờ phương pháp này họ biết dịch chuyển tức thời ngay trong 1 khoảnh khắc, vì đang trong quá trình thử nghiệm nên tôi sẽ không công khai. Viết đến đây có lẽ dài rồi, chúc các bạn ngày mới vui vẻ, cám ơn đã quan tâm theo dõi.

Saturday, March 15, 2025

Đạo Phật và Đạo Giáo

 Đạo giáo là một tôn giáo bản địa của Trung Quốc, nó đã trải qua một thời gian dài thai nghén trước khi chính thức xuất hiện. Trong quá trình phát triển, nó không ngừng tiếp thu những nội dung văn hoá truyền thống, nó tin rằng vũ trụ và mọi sự sống đều phát triển từ Đạo, con người có thể đạt được cùng một thể với Đạo thông qua nỗ lực của bản thân, do đó tiến vào cảnh giới thần tiên mà phát triển thành trường sinh thành tiên.



Triết lý nhân sinh của Phật giáo cũng vô cùng phong phú, quan điểm sống của Đạo Phật đặc biệt đề cập đến quan điểm sống trong thế giới hữu tình, Đạo Phật tin rằng tất cả chúng sinh đều được hình thành bởi sự kết hợp của ngũ uẩn gồm: sắc, thụ, tưởng, hành, thức. Trong lục đạo luân hồi, con người phải chịu nhiều đau khổ không thể giải thoát, chỉ có quy y tam bảo Phật, Pháp, Tăng thì mới có thể tiến nhập vào cảnh giới Niết Bàn.

Trong bài này, chúng tôi chỉ xin nói và phân tích về nội hàm của Đạo Giáo và triết lý nhân sinh của Phật Giáo, đồng thời xem xét các đặc điểm của Đạo giáo và triết lý nhân sinh của Phật Giáo từ ba khía cạnh khác nhau: thái độ với cuộc sống khác nhau, nỗ lực chủ quan khác nhau, phương pháp thực hành cụ thể khắc nhau.

1. Nội hàm lý luận triết học nhân sinh của Đạo Giáo.

Đạo Giáo đã trải qua một thời gian dài thai nghén trước khi chính thức xuất hiện, trong quá trình phát triển đó nó đã tiếp thu những nội dung văn hoá truyền thống, người ta tin rằng vũ trụ và mọi sự sống đều phát triển từ Đạo và con người có thể bước vào cảnh giới thần tiên thông qua nỗ lực của chính bản thân mình. Cho nên cái gọi là triết lý sống của Đạo Giáo luôn đề cập đến việc giải thích và nhận thức cuộc sống của con người là do quá trình hình thành và phát triển của tín ngưỡng trường sinh trong Đạo Giáo.

Quan điểm sống của Đạo giáo tuân thủ khái niệm tổng thể của văn hoá truyền thống phương Đông, cường điệu mối quan hệ chặt chẽ giữa cuộc sống và vũ trụ cũng như sự đảo ngược và bổ sung của âm và dương trong thân tâm con người. Quan điểm sống của Đạo Giáo dựa trên cơ sở Đạo luận của học thuyết Lão Trang thời Tiên Tần, lấy Đạo làm nguồn sống trong vũ trụ, vạn vật đều được tạo ra bởi Đạo và kết nối cuộc sống giữa con người với Đạo, sự liên kết trường sinh bất tử và đắc đạo thành tiên của con người. Quan niệm về cuộc sống “sinh Đạo hợp nhất” đã phản ánh sự theo đuổi cao nhất của Đạo Giáo, trong Thái Thượng Lão Quân Nội Quán Kinh đã đưa ra quan điểm rõ ràng về “sinh Đạo hợp nhất”, tức là “nhược sinh vong tắc Đạo phế, Đạo phế tắc sinh vong, sinh Đạo hợp nhất, tắc trường sinh bất tử” mà quan niệm sống của “sinh Đạo hợp nhất” và quan điểm vũ trụ “thiên nhân hợp nhất” trong triết học cổ phương Đông có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chúng ta có thể lấy quan điểm vũ trụ về “thiên nhân hợp nhất” làm trụ cột cho lý thuyết của triết học nhân sinh Đạo Giáo. Đạo Giáo đã kế thừa “thiên nhân hợp nhất” và nỗ lực khám phá bí ẩn của cuộc sống từ mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Cho nên trong Đạo Đức Kinh của Lão Tử có nói: “Nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp Đạo, Đạo pháp tự nhiên”. Về mối quan hệ giữa trời và người, Trang Tử trong Thu Thuỷ Thiên từng nói: “Ngưu mã tứ túc, thị vị thiên, lạc mã thủ, xuyên ngưu tị, thị vị nhân. Cố viết: Vô dĩ nhân diệc thiên, vô dĩ cố diệc mệnh, vô dĩ đắc tuẫn canh, cẩn thủ nhi vật thất, thị vị phản kì chân”. Tức là “Trâu hoặc ngựa có bốn chân, đó là tự nhiên, cột dây vào đầu ngựa, xỏ dây vào mũi trâu, đó là nhân tạo. Cho nên mới nói: Đừng lấy cái nhân tạo mà tiêu diệt sự tự nhiên, đừng vì sự việc mà tiêu diệt cái đã định, đừng vì muốn có danh mà chết vì danh. Giữ kĩ chớ quên ba điều ấy chính là quay về với chân tính của mình”. Đạo Giáo cho rằng cuộc sống của con người và thiên nhiên vốn dĩ không thể tách rời, vì vậy cuộc sống của con người phải được nắm bắt trong khuôn khổ tổng thể là: “Thiên nhân hợp nhất”.

Đạo Giáo coi cơ thể con người là một tiểu vũ trụ, thiên địa trời đất là một đại vũ trụ. Tiểu vũ trụ và đại vũ trụ có mối quan hệ tương ứng, có nghĩa là Đạo Giáo cho rằng cơ thể con người chứa đựng tất cả các thông tin của toàn bộ chính thể thiên địa vạn vật. Vào thời Nguyên, Lý Hoà Thuần trong Trung Hoà Tập đã so sánh thuyết “Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật” của Lão Tử và thuyết “Hư hoá thần, thần hoá khí, khí hoá tinh, tinh sinh hình” của Độ Nhân Kinh thấy có sự tương ứng và tin rằng sự sinh ra của con người cũng giống như sự sinh ra của trời đất thiên địa.

Đạo Giáo tin rằng có sự tương ứng và tồn tại về tượng số giữa người và trời, như trong Thái Thượng Lão Quân Nội Quán Kinh cho rằng mặt trời mặt trăng trên bầu trời giống như hai mắt của con người, trời có ngũ tinh, đất có ngũ khí, người có ngũ tạng, đầu người tròn giống như trời, chân vuông giống như đất, nam nữ giống như càn khôn âm dương, tứ chi giống như tứ tượng tứ lý, ngũ quan giống như ngũ hành, số lượng khớp xương của con người bằng 360 ngày của năm.

Sự xuất hiện của Nội Đan Đạo là giai đoạn phát triển nâng cao của Đạo Giáo nhằm tiến nhập vào việc khám phá triết lý cuộc sống. Nội Đan Đạo cường điệu tính mệnh song tu, cái gọi là tu tính chính là tu tâm, tu mệnh chính là tu thân, tính mệnh song tu chia thành năm giai đoạn, đó là: xây dựng nền tảng, luyện tinh hoá khí, luyện khí hoá thần, luyện thần hoàn hư, hoàn hư hợp Đạo. Các giai đoạn luyện tinh hoá khí và luyện khí hoá thần là các giai đoạn thuộc về tu mệnh, các giai đoạn luyện tinh hoàn hư và hoàn hư hợp Đạo thuộc về giai đoạn tu tính, giai đoạn tu mệnh là giai đoạn có thể được hiểu là biểu hiện của cái hữu trong mối liên hệ hữu vô, giai đoạn tu tính có thể được hiểu là phương diện khía cạnh của cái vô trong mối liên hệ hữu vô. Trong thuyết “Đạo sinh nhất, nha sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật” của Lão Tử, chúng ta có thể lý giải là quá trình thuận với cuộc sống mà biểu hiện trái ngược của nó chính là quá trình thành tiên. Tức là tinh, khí, thần dần dần được giản hoá và cuối cùng quay trở về với Đạo giống như Đạo Đức Kinh từng nói: “Tổn chi hựu tổn, dĩ chí vu vô vi”.

Đạo Giáo rất coi trọng việc âm dương song tu trong quá trình luyện khí hoá thần, tức là thuật nam nữ hợp khí. Đạo Giáo kế thừa học thuyết cổ xưa về âm dương ngũ hành, tin rằng vạn vật đều có tính của ngũ hành và tất cả đều chứa đựng bản chất của ngũ hành, đặc biệt chú trọng tư tưởng “nhất âm nhất dương chi vi Đạo” (một âm một dương gọi là Đạo), tức là chú ý đến vấn đề “cô âm bất sinh, cô dương bất trưởng”. Trong ba đại pháp tu luyện của Đạo Giáo gồm: nội dưỡng, ngoại dưỡng và phòng trung thuật thì thuật nam nữ hợp khí của phòng trung thuật chiếm một vị trí vô cùng quan trọng. Tôn Tư Mạo trong Thiên Kim Phương đã nhiều lần nói về vấn đề này, đặc biệt là “càn khôn giả, diệc chi môn hộ, chúng quái chi phụ mẫu”, “thiên địa nhân huân, vạn vật hoá sinh, nam nữ cấu tinh, vạn vật hoá thuần”. Chính nhờ sự giao cấu giữa âm dương nam nữ mà vũ trụ trở nên phong phú và sôi động, thế giới nhân luân của con người đầy màu sắc cũng được hình thành

2. Nội hàm lý luận trong triết học nhân sinh Phật Giáo

Triết lý nhân sinh của Phật Giáo cũng rất phong phú về nội dung, có mối liên quan mật thiết đến các khái niệm như: hữu tình, hàm thức, chúng sinh. Có ba loại thế giới: thế giới thứ nhất được gọi là khí thế gian, dùng để chỉ hoàn cảnh vật chất, hoàn cảnh sinh hoạt của chúng ta, hoàn cảnh vật chất được gọi là khí thế gian. Thế giới thứ hai được gọi là thế giới chúng sinh thế gian, cũng được gọi là hữu tình thế gian, là chỉ các chúng sinh tồn tại trong thế giới. Loại thế giới thứ ba được gọi là trí tuệ giác thế gian, trí tuệ giác chính là Phật, chứng đắc được quả báo cứu cánh viên mãn. Cho nên quan niệm sống của Phật Giáo đề cập cụ thể đến quan niệm sống trong hữu tình thế gian.

Hữu tình là thế giới của chúng sinh với bảy loại cảm xúc của thất tình lục dục như: hỉ, nộ, ưu, tư, bi, khủng, kinh và tham, sân, si cũng như các tâm phiền não khác của chúng sinh trên thế gian. Tất cả các chúng sinh hữu tình đều có các cấp độ khác nhau về chức năng tâm thức, bao gồm tám thức: nhãn thức, nhĩ thức, tị thức, thiệt thức, thân thức, ý thức, vị da thức, a lại da thức. Cho nên, chúng sinh cũng có tính năng của hàm thức. Tất cả cuộc sống của chúng sinh hữu tình hàm thức đều được sinh ra tuỳ theo sự hoà hợp chúng duyên của các điều kiện khác nhau mà cuộc sống của các chúng sinh còn được gọi là ngũ uẩn thân. Tức lừ: sắc, thụ, tưởng, hành, thức cùng được sinh ra, cơ thể sống chuyển hoá không ngừng. Một người chết đi và một người được sinh ra, trong lục đạo luân hồi họ phải chịu nhiều đau khổ không được giải thoát. Cuộc sống của tất cả chúng sinh đều được khởi phát từ vô minh, do một niệm vô minh vọng động mà sản sinh ra các mặt đối lập chủ khách, không hữu,… Cụ thể, khi nói về sự sống và con người, Phật Giáo đề ra thuyết tam thế nhân quả và thuyết thập nhị nhân duyên trong cuộc sống luân hồi.

Theo hình thức sản sinh ra sự sống, Phật Giáo có thể chia thành: noãn sinh, thấp sinh, hoá sinh, tuỳ theo sự khác biệt phúc báo giữa thiện và ác, cuộc sống có thể tạm chia thành lục đạo hay lục thú như Thiên Đạo, Atula, nhân loại, súc sinh, ngã tử quỷ, địa ngục. Tuỳ theo mức độ thanh tịnh của tâm, sự sống chia thành ba cõi: dục giới, sắc giới và vô sắc giới.

Theo quan điểm của Phật Giáo, tất cả các chúng sinh hàm thức hữu tình đều không thể tách rời khỏi cái rắc rối của vô minh và ngã chấp. Tất cả các sinh mệnh và phi sinh mệnh đều là sản vật hài hoà của các điều kiện chúng duyên khác nhau, không có độc lập tự tính tức là chưa có vô tự tính. Theo quan điểm Tục Đế và Chân Đế của Phật Giáo: “ Chư Pháp vô ngã”, “Duyên khởi tính không”. Rốt cuộc vạn vật vũ trụ đều không tịch cho nên gọi là tính không. Dưới sự thúc đẩy của nhân quả nghiệp lực, tất cả các sinh mệnh là một thể của nghiệp báo, là tập hợp của “nghiệp, khổ” là nhất thân. Tất cả vạn vật trong vũ trụ đều thật sự tồn tại, tức là cái gọi là “huyễn hữu”. Đạo Phật dạy rằng “chân tục bất nhị”, “phiền não tức bồ đề”, “tức sắc nhi không”. Vào thời Đường, Tỳ Khưu Pháp Tạng trong Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tẫn Hoàng Nguyên Quán đã tổng kết về lý luận tính không huyễn hữu và Sở Nhiếp trong Nhất Tâm, cái gọi là Pháp giới có nghĩa là “Như Lai tạng tự tính thanh tĩnh tâm”, “nhiếp cảnh quy tâm chân không quán”, “Tòng tâm hiển cảnh diệu hữu quán”. Cuối cùng nó được quy kết thành “Tâm cảnh bí mật viên dung quán”. So với tục đế thông thường của Đạo Phật do sự tồn tại của ngã chấp và nghiệp lực thì tất cả chúng sinh đều luân hồi trong tam giới lục Đạo tuỳ theo nghiệp lực của mình, không phải như thế gian cho rằng người chết như ngọn đèn tắt. So với chân đế của Phật Giáo, mọi sự vật trên đời và mọi hiện tượng đời sống là kết quả của huyễn hoá vô minh, nó được thực hiện bởi a lại da thức, chưa có thực thể nào khả đắc. Vì vậy, Phật Giáo chủ trương “tam giới duy tâm”, “vạn pháp duy thức” và tất cả các chúng sinh đều có Phật tính và trở thành Phật. Đây cũng là mối quan tâm của Phật Giáo nhằm phổ độ chúng sinh, mối quan tâm cuối cùng của Phật Giáo là phản bản quy nguyên. Trong Hoa Nghiêm Kinh đã ghi lại việc sau khi Đức Phật thành Đạo như sau: “Hay thay hay thay, tất cả chúng sinh đều có trí tuệ và đức tướng của Như Lai, chỉ vì vọng tưởng chấp trước chẳng thể chứng đắc. Nếu rời khỏi vọng tưởng tức là vô sư trí, tự nhiên trí, Như Lai trí, tất cả đều hiện ra trước mắt”.

3. Sự khác biệt về triết lý sống giữa Đạo giáo và Phật giáo

Triết lý sống của Đạo giáo và Phật giáo đều chứa đựng những nội dung vô cùng phong phú. Đạo giáo chủ trương “Tiên Đạo quý sinh”trân trọng giá trị sống hiện thực của con người, về vấn đề sinh tử Đạo giáo luôn luôn quan điểmlà “trọng sinh ô tử”, người ta tin rằng con người có thể cải thiện được chất lượng cuộc sống cá nhân thông qua những nỗ lực chủ quan của chính họ, cái đó được gọi là “Thiên mệnh tại ngã bất tại thiên”, Đạo giáo cường điệu nhấn mạnh tính thực tế và tin rằng cuộc sống có thể được thay đổi thông qua các hoạt động thực tế, cái đó Đạo giáo gọi là “diên sinh hữu thuật”, mà ở đó ta có thể cường thân tiện thể và kéo dài tuổi thọ thông qua phương pháp dưỡng khí. Còn đạo Phật cũng rất coi trọng giá trị của cuộc sống, đạo Phật cho rằng cuộc sống trên đời này là vô tận trong lục đạo luân hồi, và mục đích cuối cùng là giải thoát khỏi khổ não và nhập vào niết bàn, vì vậy cuộc sống trên thế gian này là một giai đoạn cần thiết để tiến nhập vào niết bàn, nói cách khác nó chính là nguồn dinh dưỡng cung cấp cho những lần tái sinh khác trong tương lai, người ta tin rằng con người thông qua nghiệp báo của tự thân có thể cải biến và phát triển theo quỹ đạo nhất định, như trong Tam Thế Kệ có nói: “ dục tri tiền thế sự, kim sinh thụ giả thị, dục tri lai thế sự, kim sinh tác giả thị”, tức là: muốn biết nhân đời trước thì hãy nhìn vào những gì phải hưởng trong đời này. Muốn biết quả trong đời sau, hãy nhìn vào những gì đang làm trong đời này. Phật giáo cường điệu đến việc tu tập thân khẩu ý Tam nghiệp và càng chú trọng đến tác dụng của việc tu Tâm chẳng hạn như “Tam tạng thập nhị bộ kinh giai thị nhất Tâm”. Nói một cách dễ hiểu, Đạo giáo và Phật giáo có những quan điểm khác nhau về cuộc sống ở Thái độ đối với cuộc sống, sự nỗ lực của sáng kiến chủ quan và phương pháp thực hành cụ thể.
Đối với thái độ cuộc sống không giống nhau.
Đạo giáo rất coi trọng đến sinh mệnh kiện khang,có một tác động sâu sắc đến chính trị, kinh tế, văn nghệ, tính cách dân tộc, luân lý Đạo Đức, phong tục dân gian và các khía cạnh khác. Đạo giáo đặc biệt chú trọng đến dưỡng sinh, vào thời Tây Tấn Cát Hồng trong Bão Phác Tử Nội Thiên từng nói “Trường Sinh Chi Đạo, Đạo chi chí dã”,tức là: con đường Trường Sinh cũng là con đường tối thượng. Bởi Đạo giáo là một tông giáo nội sinh của Trung Quốc, vậy nên nó cũng hàm chứa những điều bình dị nhất của dân tộc Trung Hoa. Từ xa xưa người ta đã có câu nói rằng: “ nhất mệnh, nhì vận, tam phong thủy, tứ tích âm Đức, ngũ độc thư, lục danh, thất tướng, bát kính quỷ thần, cửu quý nhân tương trợ, thập dưỡng sinh, thập nhất trạch nghiệp dữ trạch ngẫu, thập nhị khu cát tỵ hung, thập tam phùng khổ yếu vô oán, thập tứ bất cố chấp thiện ác, thập ngũ vinh quang nhân duyên lai”, tức là: nhất mệnh, hai vận, ba phong thủy, bốn tích âm Đức, năm học hành, sáu tên họ, bảy tướng mạo, tám tín ngưỡng, chín quý nhân phù trợ, mười nuôi dưỡng, mười một nghề vững bạn đời tốt, mười hai tránh điều ác, mười ba không bị người ghét, mười bốn không cố chấp, mười lăm may mắn luôn tới. Đạo gia tư tưởng đã có quan niệm trường sinh bất tử từ ngay thuở sơ khai. Tông chỉ và mục đích của phương pháp tu luyện dưỡng sinh Đạo giáo chính là kiện khang và bảo trì được sinh mệnh, duyên hoãn suy lão diên trường sinh mệnh.
Mà Phật giáo cũng rất coi trọng giá trị cuộc sống của con người trên thế gian này, trong Phật giáo Đại thừa có một câu nói về “Tinh Tiến”trong lục độ Pháp môn của Phật giáo Đại thừa. Trong Phật Di giáo kinh nói “nhữ đẳng tỳ khiêu, nhược cần tinh tiến, tắc sự vô nan giả. Thị cố nhữ đẳng, đương cần tinh tấn, thí như tiểu thuỷ trường lưu, tắc năng xuyên thạch. Nhược hành giả chi tâm, số số giải phế, hí như toản hỏa, vị nhiệt nhi tức, tuy dục đắc hoả, hỏa nan khả đắc, thị danh tinh tiến”,tức là: tỳ kheo các ông! Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Bởi vậy, các ông nên chuyên cần tinh tấn. Ví như dòng nước nhỏ làm chảy mãi thì cũng làm mòn thủng được hòn đá. Nếu trong tâm người tu giải đãi, biếng nhác, cũng giống như người xát cây lấy lửa chưa nóng đã vội ngưng nghỉ. Dù người ấy muốn lấy được lửa cũng khó mà được. Như vậy gọi là sự tinh tiến. Tuy nhiên Phật giáo cũng cho rằng cuộc sống của con người trên thế gian là một tấm thịt thối, đúng như Lục Tổ Đàn Kinh từng nói “sinh lai tọa bất ngoạ, tử khứ ngoạ bất toạ, nhất cụ xú cốt đầu, hà vy lập công khóa?”, tức là: khi sống ngồi không nằm, khi chết nằm không ngồi, vốn là đầu xương thối, vì sao lập công khóa?
Tịnh độ tông trong Phật giáo nói rằng vãn sinh Tây Phương tịnh Độ là mục đích cuối cùng của sự theo đuổi. Vào thời nhà Đường Thiện Đạo đại sư đã từng khuyến đạo rất nhiều, rất nhiều người muốn một ngày vãng sinh về Tây Phương, leo lên cây cao mà niệm Phật, trong âm thanh của Phật hiệu họ xá mệnh quy Tây.
Có thể thấy quan điểm sống của Đạo giáo đã cho thấy đặc điểm tư tưởng tái hiện ở thế gian, cho rằng được sống là hạnh phúc lớn nhất của đời người, trong khi đó Phật giáo coi trọng việc tu hành ở thế gian này, cũng là chú trọng hơn đến thế giới bên kia sống là để tu hành tốt hơn.

Quy Y, Xuất gia trong đạo giáo

 * Hỏi: Quy Y của Đạo giáo là g?



Biên soạn: Đạo sĩ Vô Danh Tử, Càn Khôn Tử

Đáp: Thứ nhất quy Thân. Nương nhờ Thái Thượng Vô Cực Đại Đạo mà không vạ luân hồi triển chuyển, xưng Đạo Bảo; Thứ nhì quy Thần, y theo ba mươi sáu bộ Tôn Kinh có thể đốn ngộ chính pháp, gọi Kinh Bảo; Thứ ba quy Mệnh, cậy trông Huyền Trung Đại Pháp Sư đoạn tuyệt tà kiến, viết Sư Bảo. Tam Quy Y giới chính là “bản lề” trọng yếu trong cõi Trời-Đất, là căn cơ gốc gác đạo thần tiên. Giả như có kẻ phát tâm làm theo, chính là đang kiến thiết lại thâm tâm, khiến cho vạn khí đều linh diệu, minh chân nhập lý, bao la hữu tượng, vô chướng vô ngại. Phàm kẻ nào trì giữ Tam Quy Y giới, có thể khiến trời đất Thần Minh đẹp lòng, vui mừng khánh khoái. Tai mắt thần trí nhờ đó khai khuếch thông tỏ. Vạn vật nương đó mà kính trọng nể nang. Lục phủ theo đó mà điều hòa an thái. Chúng Chân lại cảm lòng kẻ hành trì tuân giữ giới văn, tỏ lòng thương xót hộ vệ sinh linh. Cha mẹ cũng được triêm hưởng ân phúc trường thọ, nhân thân hòa thuận yên vui.

* Hỏi: Xuất gia trong Đạo giáo là gì và ai có thể xuất gia?

Đáp: Xuất gia là rời nhà, nhà có hai nét nghĩa: gia quyến và thể xác. Rời gia quyến đoạn tuyệt ái ân, hiểu đơn thuần là không chấp trước trong các mối quan hệ mà sinh phiền não, gỡ bỏ triền buộc về các mối duyên, mở lòng làm phúc lợi cho cả người thân lẫn kẻ lạ, không giữ riêng cho cá nhân hay gia đình. Rời thể xác là rời xa tam nghiệp thập ác, chẳng câu nệ trong thất tình lục dục, tiết độ khu khiển hợp tình.

Phàm xuất gia trong Đạo giáo, không không bị giới hạn hay phân biệt bởi vùng miền, nghề nghiệp, giới tính, tính dục, dân tộc, phong tục, v.v… Tất cả đều được Đại Đạo xông xênh đón mừng. Xuất gia là ân điển, không phải là điều kiện để được điều này điều khác. Muốn xuất gia phải giữ thân tâm như “chiếc lược” - phàm chiếc lược có răng lược và khoảng trống mới nên được công dụng, ý khuyên lơn rằng nhân thế nên giữ điều cần giữ, bỏ điều cần bỏ, cửa Đạo nào khép kín với ai bao giờ!

Ngoài ra, người đã quy y Đạo giáo gọi là tín sĩ, việc xuất gia trở thành đạo sĩ hay không là tuỳ thuộc vào lựa chọn cá nhân, không ép buộc với bất kỳ ai, trong mọi hoàn cảnh.

* Hỏi: Đạo giáo là tôn giáo độc thần hay đa thần?

Đáp: Đạo Đức Kinh nói: “Đạo sinh Nhất, Nhất sinh Nhị, Nhị sinh Tam, Tam sinh Vạn vật”. Huyết Hồ Kinh thuật lời Nguyên Thuỷ Thiên Tôn (ứng ngôi Đạo Bảo) rằng: Vạn vật do Ta sinh; Vạn linh do Ta hoá”. Đạo giáo tuy nhiều thần thánh, nhưng không phải là sự lựa chọn để chúng sinh quy hướng về một cá nhân nào. Tất cả Thánh chúng Tiên Chân chỉ hướng về Đấng Đạo và các Ngài cũng như một dấu chỉ thiêng liêng để quy hướng vạn vật về với Đại Đạo. Chỉ duy nhất một Đại Đạo vô hình vô tướng, vô biên vô tận. Đạo giáo là một tôn giáo độc thần, nhưng được thể hiện một cách ý nhị đặc biệt thông qua hệ thống thần thánh đồ sộ trong phả hệ của mình.

* Hỏi: Sống đời đạo sĩ là như thế nào?

Đáp: Đạo sĩ trong mắt nhiều người rất thần bí, chẳng hạn như trấn ma, vẽ bùa, chữa bệnh cứu mạng, bói toán chiêm tinh. Hầu hết mọi người vẫn nghĩ đạo sĩ như những truyện phim hoặc tiểu thuyết. Kì thực, đạo sĩ chỉ đơn thuần là lấy Đạo làm đầu, làm cùng đích tối thượng của mình hướng đến. Và để đạt được lý tưởng đó, đạo sĩ phải hành pháp, các pháp có thể như phù chú, triều khoa, lễ thánh, thí thực, độ vong,… nhưng pháp môn phương tiện là biểu tướng, không nên chấp tướng mà lầm vào mê tín. Đơn cử, tu vi mạnh vẽ phù linh nghiệm - mê tín dị đoan, phải biết rằng vẽ phù là nương vào Đạo lực - tha lực Thiên Tôn chứ không phải tự lực cá nhân, phù là biểu trưng cho Lời Đạo - Kinh Bảo, là vân triện biểu trưng Huyền lý, cho nên dùng phù là xin ân Đại Đạo đổ rót phàm thế cho khoa sự với mục đích chuyên biệt.

THÍ THỰC VONG HỒN

 Thí Thực Khoa Nghi vốn có trong Đạo giáo từ lâu đời, được đề cập trong các kinh điển cổ kính và đồng thời có ảnh hưởng nhất định đến tư tưởng nhân sinh cùng truyền thống văn hoá. Thí Thực Khoa Nghi tức đạo chúng kiến thiết Thuỷ Lục Đạo Tràng, đạo sĩ niệm chú hành pháp, dùng nước, thực vật, cúng phẩm, qua các pháp, phẩm vật ấy được Thiên Tôn gia ân, thí nhữ vong hồn đẳng chúng.



Thí Thực Khoa Nghi là một nghi âm sự công đức vô ngần, lợi ích cả chúng sinh hai đường sống - chết. Phàm nước, vật thực ấy có thể hoá thanh lương, cam lộ, chẩn tế cửu thế phụ mẫu cho đến các loại ngạ quỷ vong hồn. Vong hồn nương ân điển Huyền Tạo, có thể đạt đến siêu thoát, vãng sinh thiên giới, vĩnh ly khổ hải. Thông qua các hoạt động tôn giáo trang nghiêm, trai chủ tỏ lòng kính uý Thiên Thượng, ai mẫn vong nhân, báo đáp các thân ân hiếu tâm công đức, lại cầu cho kẻ sống được phúc thọ khang ninh, cát tường như ý, thoát ly khổ hải, hàm đăng bến Đạo.

Âu Dương Tuân đời nhà Đường từng đề cập: Đạo Kinh nói ngày Rằm tháng Bảy là dịp Trung Nguyên, Địa Quan Đại Đế kiểm lục nhân gian, phân biệt thiện ác. Lúc này, chư Tiên chúng Thánh cùng tề tựu mà giám định kiếp số. Các Ngài lại biên chép các loại nhân gian, chúng sinh, ngạ quỷ vào đồ lục, sổ bộ tương thích. Vào dịp này, đạo chúng kiến lập Huyền Đô Đại Hiến tựa như nơi Ngọc Kinh sơn, lại dâng hiến chư hoa trái tươi lành, trân kỳ dị vật, tràng phan bảo lọng, thanh thiện ẩm thực, hiến dâng chư vị thánh chúng. Đạo sĩ dịp này giảng diễn kinh điển, phúng tụng kinh văn, thập phương đại thánh liền tề tựu tán vịnh cùng, thời các giống vong hồn ngạ quỷ đều no đủ, được phúc siêu thăng.

Mỗi dịp Thanh Minh Tiết, Trung Nguyên Tiết, Đạo giáo thường cử hành pháp hội thí thực hoành tráng. Trước khi bắt đầu pháp hội, việc cần thiết đầu tiên là bố trí đàn tràng lớn nhỏ khác nhau. Các đàn này được kiến thiết tại nơi rộng rãi thanh tịnh, sạch sẽ trang nghiêm, vô ô uế, vô huân tinh, vô tạp vật. Theo một số truyền thống, đàn trung tâm thờ Thái Ất Cứu Khổ Thiên Tôn. Phía bên trái đàn là Cô Hồn đài, an phụng linh vị cửu thế phụ mẫu tông quyến thân nhân quá cố. Phía bên phải đàn là Diêm La Đài, có tôn tượng lục cung nhị thập tứ tầng địa phủ Quỷ Vương.

Trước đài bày biện các chủng lễ vật như tiên hoa, hương lô, quả, nước, thức ăn, trường minh đăng. Hương, hoa, thủy quả chủ yếu dùng để cung phụng các vị Thiên Tôn bạt độ u hồn. Trong khi đó, đăng, thuỷ, thức ăn là dùng để chẩn tế vong linh. Ngoài đàn tràng có cắm cờ lệnh chiêu thỉnh thần tướng, lại có chiêu hồn phan triệu thỉnh các lộ ngạ quỷ, du hồn thập phương đến phó pháp hội. Bên trong đàn tràng, thần tượng hách hách, linh vị sâm sâm, hương khói trùng trùng, lửa nến lấp lánh; bên ngoài đàn tràng, cờ lệnh phấp phới, linh phan phiêu phiêu. Trai chủ cùng thân nhân chú tâm thành tín; cao công pháp sư nghi biểu đoan trang. Ấy quả là Thiên - Nhân hợp nhất, Phàm - Thánh dung hoà vậy!

Đạo giáo cho rằng ở nhân gian dù phân chia cao - thấp, quý - tiện, sang - hèn, thì ở cõi âm đều bình đẳng như nhau, tay trắng hoàn trắng tay. Phàm đoạ u khổ, phải nương nhờ Từ Quang Đại Đạo đặng được phúc siêu sinh. Song các giống tội hồn khó lòng thụ hưởng vật thực, lại có chúng sinh ngạ quỷ cổ họng như kim, miệng thét ra lửa, không đặng thụ nhận. Vì vậy tất tiên phải khai yết hầu. Trong khoa nghi, cao công đăng đài tuyên dương bí mật ngữ, khai thông yết hầu chư hồn. Đồng thời, pháp sư cũng khuyến u hồn quy y Đạo, Kinh, Sư Tam Bảo. Nương nhờ Hồng ân Tam Bảo, chúng sinh bất đọa địa phủ, bất đọa ngạ quỷ, bất đọa súc sinh. Qua các pháp, nghi thức, cao công biến vật thực trở thành vật cho vong linh thụ dụng, đó không phải nhờ pháp lực hay tu vi của cao công mà đích thị cao công là người kéo gần ân điển Trời đổ tràn nhân thế. Nương ân điển Đại Đạo, chúng sinh đều đặng no đủ, thượng sinh thiên đường.

Chính Thống Đạo Tạng - “Sinh Thiên Thần Chú Diệu Kinh” thuật lại câu chuyện cũng liên quan đến việc Thí Thực. Tích rằng vào một thuở miên viễn, Nguyên Thủy Hư Hoàng ngự trên bảo toạ tại Tây Na Ngọc Quốc. Thời có Tịnh Minh Đồng Tử lễ bái Tôn nhan mà ngỏ rằng: “Thường nghe rằng chúng sinh khi chết sẽ đọa nơi trường dạ ắt chịu tai khiên giày vò, đói khát khổ đau. Những giống đớn đau này lại không biết cách nào xá miễn. Song Đại Đạo là Đấng hằng thấu tỏ cả. Vậy chúng sinh nơi tam đồ cần nhờ công đức nào để thoát ly khổ não? Nguyện mong Huyền Tạo, khai mở hồng ân mà chỉ đường cứu độ”. Từ lời khởi thỉnh của Tịnh Minh Đồng Tử, Đạo Bảo Từ Tôn khai mở kim ngôn, tuyên hành yếu pháp để thân nhân nơi trần thế có thể phần nào cứu giúp những linh hồn người thân còn đang chịu đọa đày, khốn khổ, đói khát nơi địa ngục. Dựa vào Cam Lộ pháp thực mà ngừng được nghiệp phiền não, sinh được thiện tâm để sớm thoát ly nơi ấy mà về với lẽ Đạo. Thiên Tôn lúc này phán rằng trong vô lượng quốc độ thuộc khắp cõi tam giới thập phương này, phàm chúng sinh nào chết nhập ác đồ mà chịu báo ứng tội nghiệp, thì kẻ thân nhân dương thế nên lấy một bình đất, trên rải của ăn thức uống rồi hành theo pháp, tụng niệm các chú thì vong nhân đều no đủ.

Có thể thấy, phàm tiền thế chúng sinh tự tạo tác điều bất lương, khiến oan khiên kết tập, thác xuống hóa sinh nơi trường dạ, chung quy là đau đớn sau khi hết một kiếp hồng trần. Lại nữa, tuỳ theo thiện quả nghiệp báo mà vong linh trở về các nẻo. Muốn thoát luân hồi khổ, chẳng cách nào bằng lòng truy tu. Thời nương ân Đại Đạo, chúng sinh có thể giải thoát u khổ, thượng thăng thiên đường.

Video: Lúc này, đạo chúng tán Quải Kim Toả, cao công dùng Ngũ Lôi Lệnh hoạ trên pháp thực. Vận này tán thán Hồng lực của Thái Ất Cứu Khổ Thiên Tôn, biến mãn pháp thực cho chúng hồn đều no đủ. Các vật thực vãi ra đất được nhặt lại sau khi kết thúc khoa nghi, có thể ăn uống như thường.

Tìm hiểu những cấm kỵ của Đạo giáo

 

Bài viết này sẽ đưa ra và giới thiệu một số cấm kỵ của Đạo môn.
Trong hoạt động tông giáo của Đạo giáo còn được gọi là trai tiếu, là một biểu hiện hình thức của tín ngưỡng Đạo giáo.  Đạo giáo tiến hành hoạt động tiếu đàn trong tông giáo, tức là nơi thần linh giáng xuống, nơi đó vô cùng thiêng liêng và trang trọng. Do vậy xung quanh có pháp khí và các hoạt động của tiếu đàn, nó vô cùng tự nhiên và cũng vô cùng thánh khiết, nhiều điều cấm kỵ cũng bắt đầu phát sinh từ đây. 

Đàn tràng cấm kỵ với tinh thần chung là: Các thứ uế tạp không được cho vào trong đàn tràng. Cũng có nghĩa là, khi cử hành nghênh chân kỳ phúc Đạo tràng của Đạo giáo, không được để những đồ vật ô uế như: tang tóc, bệnh tật, gia súc vào trong Đạo tràng. Người thân lâm đến tiếu đàn chủ yếu là đạo sĩ, cũng cần phai chú ý đến các điều cấm kỵ.
Căn cứ vào Tam Động Chân Văn Ngũ Pháp Chính Nhất Minh Uy Thành Nghi có nói: 
Các cấm kỵ của trai tiếu đại khái có 7 điều, tức là:
Không được uống rượu.
Không được ăn ngũ tân.
Không để người khác ngồi cùng.
Không được nhìn vào cái chết mà phải nhìn vào cái sống.
Không được sân nộ.
Không được bi ai.
Không được thấy máu.

Ngoài ra những người trong tiếu đàn không được ăn thịt trâu. Khi Đạo giáo cử hành các hoạt động tông giáo, tiếu đàn cần được phải thanh tĩnh, mà bản thân Đạo sĩ cũng phải giữ gìn và bảo trì để cho thân được thanh tịnh. Trước khi tiến hành nghi thức, Đạo sĩ thông thường phải trai giới mộc dục. Khi Đạo sĩ mộc dục cấm kỵ tục nhân kiến dục. Cho nên tu mộc dục được tiến hành trong mật thất, mà cấm kỵ không được sử dụng các thứ nước không sạch.

Đạo giáo khi tế, cúng bái thần tiên thường dùng hương, hoa, đèn, nước, quả, 5 loại tế phẩm này phụng hiến và dâng lên thần đàn, gọi là trai cúng. Trong trai cúng 5 loại cúng phẩm này cũng có các quy định và cấm kỵ.
Hương là vật để đạo sĩ, tín đồ giao thông và cảm ứng với thần tiên. Đạo sĩ phải biện hương, tín chúng cầu thần cũng phải thượng hương, khi thượng hương, người trì hương phải giữ cho tay mình sạch sẽ, nên nhớ “Tín thủ niêm hương, xúc dĩ tinh uế”. 

Hiện nay hoa để cúng thần tiên thường dùng là mai lan trúc cúc, 4 loại hoa của 4 mùa được coi là thượng phẩm, thứ đến là thủy tiên, mẫu đơn, hoa sen. Kính thần sử dụng hoa tươi, coi trọng cái hương thơm đầu tiên thanh khiết, còn không có mùi hương hoặc mùi hương mãnh liệt khiến người ta chán ngán thì cấm không được dâng cúng cho thần tiên.

Tiếu đàn đốt đèn thường dùng dầu vừng để đốt, cấm không được sử dụng các loại mỡ của các loài lục súc để đốt, nếu không sẽ làm ô uế nơi thờ tự các vị thần linh.

Nước của Đạo môn phụng hiến trên trai đàn thường gọi là “Thất bảo tương”, không sử dụng nước chưa được đun sôi và nước không sạch.

Đạo giáo cúng quả, tất phải sử dụng quả mới tinh khiết, đôi khi trong một số tiếu đàn các loại thạch lựu, mía, và các vật uế tạp sống ở trong bùn lầy không được dâng cúng. Ngoài ra những thức ăn đã ăn rồi, bí đao, ổi, mận, hoặc chỉ một đĩa đồ ăn cũng không thể dùng để cúng tế thần linh.

Đốt hương kính thần là hành vi tín ngưỡng của Đạo giáo. Cho nên người đốt hương không thể không thành kính, tất nhiên cần phải tránh các điều cấm kỵ. Các điều cấm kỵ trong đốt hương của Đạo giáo chủ yếu là: các ngày Mậu không được đốt hương, tránh thắp 2 nén hương để cúng thần tiên. Đạo giáo tế tự cúng bái thần tiên thông thường nhất định phải dâng 3 nén hương, cấm kỵ dùng tay phải để niêm hương, phải dùng tay trái trì hương và tay phải hộ hương, cấm kỵ dùng miệng cắn hương, cũng không được dùng miệng ngậm hương. Đốt hương tránh quay đầu lại, tâm thần phải chuyên nhất, tránh dùng lửa trong bếp để đốt hương.
Trong Đạo môn mang đậm không khí linh thiêng của thần thánh, và mang đậm màu sắc tôn giáo, yêu cầu về trang phục, các cấm kỵ rất nhiều, chủ yếu bao gồm: Cấm làm nhơ bẩn và khinh nhờn pháp phục, cấm để cho pháp phục không được sạch sẽ, tránh sử dụng quần áo và đồ trang sức hoa mỹ làm như vậy rất khó phân biệt được với tục nhân. Cấm kỵ mượn pháp phục của người khác.

Về phương diện ẩm thực, một phần rất quan trọng trong phép dưỡng sinh của Đạo giáo là những nội dung kiêng kỵ trong chế độ ăn uống. Đạo giáo đặc biệt coi trọng việc cấm rượu, thịt và ngũ tân. Hiện nay trong 2 phái của Đạo giáo, Toàn Chân Đạo còn giữ gìn theo cổ huấn, lấy khổ tâm lệ chí, không lập gia thất, cấm tuyệt huân tân, mà Chính Nhất Đạo cho phép thành gia lập thất, trừ thời gian hoạt động trai tiếu thông thường không cấm huân tân ẩm tửu, nhưng yêu cầu tất cả phải tâm tịnh.

Ngoài ra còn có một số lễ nghi cần phải chú ý khi đến thăm cung quán:
Một là, lễ nghi chiêu hô với Đạo sĩ: Khi chiêu hô cùng với đạo sĩ, không được dùng lễ nghi hợp thập của Phật giáo, mà dùng lễ nghi cung thủ của Đạo giáo. Cung thủ chính là 2 tay ôm lấy nhau.
Hai là, khi gặp Đạo sĩ không được vấn thọ, tức là không được hỏi năm tuổi của Đạo sĩ.
Ba là, lễ nghi đốt hương. Ở các nơi, các Đạo quán tập tục không giống nhau. Có những nơi ở phía trước thần đàn có thể thắp hương đốt đèn và đốt giấy tiền nguyên bảo. Cũng có những nơi ở trong Đạo quán có chỉ định nơi đốt đèn thắp hương hóa giấy tiền. Cũng có những nơi cho phép đốt hương tại nơi tế tự cúng bái thần linh, mà họ không có tập tục đốt đèn.
Bốn là, lễ nghi khấu thủ: Tiếu nghi của Đạo giáo vô cùng quan trọng, chủ tế Đạo sĩ đều sử dụng nghi thức truyền thống là tam quỵ cửu khấu. 

Nếu như nhập môn vấn cấm, nhập hương tùy tục, có thể tiến hành cúi mình làm lễ trước thần đàn.
Đạo giáo cung quán là nơi sinh hoạt tu Đạo và cử hành các hoạt động trọng yếu của Đạo sĩ, bất luận là nội đạo hay ngoại đạo đều phải bảo trì sự thanh tĩnh của Đạo quán, sự chỉnh khiết và trang nghiêm của Đạo quán, không có những lời nói và việc làm không phù hợp với cấm giới. 
Ví dụ: để vào trong Đạo quán, bạn cần phải ăn mặc chỉnh tề, cần chú ý đến hình dáng và hình thức, không nên đi chân trần và phát ra những tiếng ồn lớn. Đặc biệt là đạo sĩ Toàn Chân chỉ có ăn chay, nên khi vào Đạo quán của Toàn Chân Đạo không được mang các thức ăn mặn. Chính Nhất Đạo sĩ thường ngày có thể ăn mặn, duy chỉ gặp ngày ăn chay mới phải ăn chay, trong thời gian hương kỳ, khi vào Chính Nhất Đạo quán cũng không thể mang đồ ăn mặn. 

Mặc dù những điều cấm kỵ được bàn luận ở trên, toàn bộ nội dung tuy chưa đầy đủ với những cấm kỵ của Đạo giáo, nhưng chúng cũng bao hàm những khía cạnh chính chủ yếu. Tôi hi vọng nó có thể giúp các bạn đồng Đạo có thể hiểu được 1 cách tổng quát về giới luật cấm kỵ của Đạo giáo.

Một số bài chú Đạo Giáo

 Tịnh tâm thần chú

Thái thượng đài tinh. Ứng biến vô đình. Khu tà phược mị. Bảo mệnh hộ thân. Trí tuệ minh tịnh. Tâm thần an ninh. Tam hồn vĩnh cửu. Phách vô tang khuynh.



Tịnh khẩu thần chú

Đan chu khẩu thần. Thổ uế trừ phân. Thiệt thần chính luân. Thông mệnh dưỡng thần. La thiên xỉ thần. Khước tà vệ chân. Hầu thần hổ bí (ben). Khí thần dẫn tân. Tâm thần đan nguyên. Lệnh ngã thông chân. Tư thần luyện dịch. Đạo khí (qi) thường tồn.

Tịnh thân thần chú

Linh bảo thiên tôn. An úy thân hình. Đệ tử hồn phách. Ngũ tạng huyền minh. Thanh long bạch hổ. Đội trượng phân vân (yun). Chu tước huyền vũ. Thị vệ ngã thân.

An thổ địa thần chú

Nguyên thủy an trấn. Phổ cáo vạn linh. Nhạc độc (du) chân quan. Thổ địa chích (qi) linh. Tả xã hữu tắc (ji). Bất đắc vọng kinh. Hồi hướng chính đạo. Nội ngoại trừng thanh. Các an phương vị. Bị thủ đàn (gia) đình. Thái thượng hữu mệnh. Sưu bộ tà tinh. Hộ pháp thần vương. Bảo vệ tụng kinh. Quy y đại đạo. Nguyên hanh lợi trinh.

Tịnh thiên địa thần chú

Thiên địa tự nhiên. Uế khí phân tán. Động trung huyền hư. Hoảng lãng thái nguyên. Bát phương uy thần. Sử ngã tự nhiên. Linh bảo phù mệnh. Phổ cáo cửu thiên. Kiền la đát (da) na. Động cương thái huyền. Trảm yêu phược tà. Độ quỷ vạn thiên. Trung sơn thần chú. Nguyên thủy ngọc văn. Trì tụng nhất biến. Khước bệnh diên niên. Án hành ngũ nhạc. Bát hải tri văn. Ma vương thúc thủ. Thị vệ ngã hiên. Hung uế tiêu tán. Đạo khí thường tồn.

Kim quang thần chú

Thiên địa huyền tông. Vạn khí bản căn. Quảng tu ức kiếp. Chứng ngô thần thông. Tam giới nội ngoại. Duy đạo độc tôn. Thể hữu kim quang. Phúc ánh ngô thân. Thị chi bất kiến. Thính chi bất văn. Bao la thiên địa. Dưỡng dục quần sinh. Tụng trì vạn biến. Thân hữu quang minh. Tam giới thị vệ. Ngũ đế ti nghênh. Vạn thần triều lễ. Dịch sử lôi đình. Quỷ yêu tang đảm. Tinh quái vong hình. Nội hữu phích lịch. Lôi thần ẩn danh. Động tuệ giao triệt. Ngũ khí đằng đằng. Kim quang tốc hiện. Phúc hộ chân nhân.

Chúc hương thần chú

Đạo do tâm học. Tâm giả hương truyền. Hương nhiệt (ruo) ngọc lô. Tâm tồn đế tiền. Chân linh hạ phán. Tiên bái (pei) lâm hiên. Đệ tử quan cáo. Kính đạt cửu thiên.

Huyền uẩn chú

Vân triện thái hư. Hạo kiếp chi sơ. Sạ (zha) hà sạ nhĩ (er). Hoặc trầm hoặc phù. Ngũ phương bồi hồi. Nhất trượng chi dư. Thiên chân hoàng nhân. Án bút nãi thư. Dĩ diễn động chương. Thứ thư linh phù. Nguyên thủy hạ hàng. Chân văn đản phu (dan fu). Chiêu chiêu kỳ hữu. Minh minh kỳ vô. Trầm a (ke) năng tự thuyên. Trần lao nịch khả phù. U minh tương hữu lại. Do thị thăng tiên đô.

Tụng kinh khải thỉnh

Cung văn hương yên táp địa. Thụy khí đằng không. Chiêm bích lạc dĩ đầu thành. Vọng tử hư nhi thiết lễ. Cung phần đạo đức diệu động chân hương. Kiền thành bái thỉnh . Tam cảnh cao chân. Thập phương thượng thánh. Chư thiên đế quân. Nhật nguyệt tinh chân. Tam nguyên tam quan đại đế. Bắc cực tứ thánh chân quân. Ngọc hư cửu tiêu thượng đế. Thiên tào liệt thánh cao chân. Địa ngục thủy phủ vạn linh. Bản đàn hợp lô hương hỏa. Lý xã nhất thiết uy linh. Kinh diên (yan) vô biên chúng thánh. Tất trượng chân hương. Phổ đồng cung dưỡng. Phục văn tam quan cửu phủ. Tổng trì tội phúc chi quyền tứ thập nhị tào. Chưởng ác tử sinh chi lục. Cát hung sở đãi . Họa phúc du (you) ti. Phàm thần khổn đảo (kun dao). Tất hoạch cảm thông . (nhập ý) khán tụng bảo kinh kỳ bảo bình an. Phục nguyện tam quan tứ phúc. Vạn thánh lưu ân. Xá kỳ dĩ vãng chi khiên. Khai dĩ tự tân chi lộ. Chứng minh tu tụng. Phủ giám đan thầm . Mỗ hạ tình vô nhâm kích thiết bình doanh chi chí . Tái bái cẩn ngôn.

Khai kinh kệ (ji)

Tịch tịch chí vô tông. Hư trì (zhi) kiếp nhận a (e). Khoát (huo) lạc động huyền văn. Thùy trắc thử u hà. Nhất nhập đại thừa lộ. Thục kế niên kiếp đa. Bất sinh diệc bất diệt. Dục sinh nhân liên hoa. Siêu lăng tam giới đồ. Từ tâm giải thế la. Chân nhân vô thượng đức. Thế thế vi tiên gia.

Tam quan tụng

Kê (ji) thủ quy mệnh thiên địa thủy. Tam quan đại đế từ bi chủ. Thần công diệu đức bất tư nghị. Cẩn vận nhất tâm quy mệnh lễ.

Thượng nguyên thiên quan đại đế bảo cáo chí tâm quy mệnh lễ

Huyền đô nguyên dương. Tử vi cung trung. Bộ tam thập lục tào. Giai (jie) cửu thiên vạn chúng. Khảo giác đại thiên thế giới chi nội. Lục (lu) tịch thập phương quốc thổ chi trung. Phúc bị vạn linh. Chủ chúng sinh thiện ác chi tịch. Ân đàm (tan) tam giới. Trí chư tiên thăng hàng chi ti. Trừ vô vọng chi tai. Giải thích túc ương. Thoát sinh tử chi thú. Cứu bạt u khổ. Quần sinh thị lại. Xuẩn động hàm khang. Đại bi đại nguyện. Đại thánh đại từ. Thượng nguyên cửu khí (qi) tứ phúc thiên quan. Diệu (yao) linh nguyên dương đại đế. Tử vi đế quân.

Thượng nguyên tứ phúc thiên quan đại đế thần chú

Chân đô nguyên dương. Tử vi chi tôn. Tự nhiên đại thánh. Tứ phúc thiên quan. Thống nhiếp thiên tương. Khu sử quỷ thần. Minh chung kích cổ. Thừa xa tử vân. Đội trượng thiên vạn. Tổng lĩnh thiên binh. Địch (di) trừ hung uế (hui). Khu trọc thần thanh. Ngọc đế hữu sắc. Cứu hộ quần luân. Khiển tà quy chính. Bảo mệnh trường tồn.

Trung nguyên địa quan đại đế bảo cáo chí tâm quy mệnh lễ

Thanh linh động dương. Bắc đô cung trung. Bộ tứ thập nhị tào. Giai cửu thiên vạn chúng. Chủ quản tam giới thập phương cửu địa. Chưởng ác ngũ nhạc bát cực tứ duy. Thổ nạp âm dương. Phúc nam nữ thiện ác thanh hắc chi tịch. Từ dục thiên địa. Khảo chúng sinh lục tịch họa phúc chi danh. Pháp nguyên quảng đại nhi năng ly cửu u. Hạo kiếp thùy quang nhi năng tiêu vạn tội. Quần sinh phụ mẫu. Tồn một triêm ân. Đại bi đại nguyện. Đại thánh đại từ. Trung nguyên thất khí xá tội địa quan. Động linh thanh hư đại đế. Thanh linh đế quân.

Trung nguyên xá tội địa quan đại đế thần chú

Trung nguyên xá tội. Thất nguyên khí quân. Thái dương động diệu. Chủ địa chi tôn. Linh quân đại thánh. Xã tắc chi thần. Tư sinh vạn vật. Trường dưỡng quần sinh. Địch trừ hung ác. Tảo đãng ma tinh. Thừa long khố hổ. Du biến kiền khôn. Quyên (juan) tiêu cửu hoành. Quắc (guo) diệt ngũ ôn. Lưu tường hàng phúc. Dữ đạo hợp chân.

Hạ nguyên thủy quan đại đế bảo cáo chí tâm quy mệnh lễ

Dương (yang) cốc động nguyên. Thanh hoa cung trung. Bộ tứ thập nhị tào. Giai cửu thiên vạn chúng. Chưởng quản giang hà thủy đế. Vạn linh chi sự. Thủy tai đại hội. Kiếp sổ chi kỳ. Chính nhất pháp vương. Chưởng trường dạ tử hồn quỷ thần chi tịch. Vô vi giáo chủ. Lục chúng sinh công quá tội phúc chi do. Thượng giải thiên tai. Độ nghiệp mãn chi linh. Hạ tể u quynh (jiong). Phân nhân quỷ chi đạo. Tồn vong giai thái. Lợi tể vô cùng. Đại bi đại nguyện. Đại thánh đại từ. Hạ nguyên ngũ khí giải ách thủy quan. Kim linh động âm đại đế. Dương cốc đế quân.

Hạ nguyên giải ách thủy quan đại đế thần chú

Hạ nguyên giải ách. Thủy phủ chi tôn. Động âm đại đế. Dương cốc thần quân. Phù tang cung chủ. Thanh lãnh chi thần. Thừa long hư khí. Sưu tróc tà tinh. Khu lôi xế điện. Dịch sử phong vân. Bình ba phục lãng. Hải yến hà thanh. Cảm hữu yêu ma. Triếp (zhe) nhiễu sinh linh. Thốn thi vạn đoạn. Bất đắc lưu đình. Cấp cấp như luật lệnh.

Hỏa quan bảo cáo chí tâm quy mệnh lễ

Kiền nguyên tứ phẩm. Khảo giác hỏa quan. Vận phù kiền kiện. Đức hợp ly minh. Cư thái dương đan thiên chi trung. Thống tả phủ chú sinh chi tịch. Thịnh đức tại hỏa. Viêm đế trì hành. Công tham tá vu tam nguyên. Khí vận hành vu tứ nguyệt. Giá xích long nhi hành. Nam lục chiêu minh. Huỳnh hoặc chi cung. Chúc chu lăng nhi hiển đan đài. Hoán hách văn xương chi vận. Huy huy lãng diệu. Bỉnh bỉnh chiếu lâm. Đại bi đại nguyện. Đại thánh đại từ. Xích hoàng thượng phẩm tam khí hỏa quan. Viêm đế chân quân động dương đại đế. Nam đan kỷ thọ thiên tôn.

Nguồn: Trích Tam Quan Kinh